Welcome to our website !

Hướng Dẫn Chi Tiết Lắp Đặt Băng Cản Nước PVC Waterstop để Chống Thấm Hiệu Quả trong Xây Dựng

Chống thấm trong xây dựng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ công trình khỏi tác động của nước, và lắp đặt băng cản nước PVC Waterstop là một phương pháp hiệu quả để đạt được mục tiêu này. Dưới đây là Hướng Dẫn Chi Tiết biện pháp thi công lắp đặt băng cản nước waterstop để Chống Thấm Hiệu Quả trong Xây Dựng

I. Tại Sao Sử Dụng Băng Cản Nước Nhưng Vẫn Bị Thấm

1. Lựa Chọn Loại Băng Cản Nước Phù Hợp

Mặc dù lý thuyết khẳng định rằng sử dụng băng cản nước PVC Waterstop là biện pháp tốt nhất, nhưng thực tế thường xuyên gặp vấn đề khi:

Lựa chọn loại không phù hợp: Mỗi loại băng cản nước được thiết kế để phù hợp với loại công trình cụ thể. Lựa chọn sai loại có thể làm giảm hiệu quả chống thấm.

2. Thi Công Không Đúng Kỹ Thuật

Kiểm tra độ kết dính: Kích thước phù hợp là bước quan trọng, nhưng không kém phần quan trọng là kiểm tra và làm sạch diện tích lắp đặt. Đảm bảo rằng mặt sàn hoặc bề mặt cần chống thấm được vệ sinh và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bắt đầu quá trình lắp đặt.

3. Kích Thước Không Đáp Ứng

Hàn nối đầu cuộn: Trong trường hợp cần độ dài băng lớn hơn so với kích thước cuộn có sẵn, hàn nối đầu cuộn là một phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, việc này cần phải được thực hiện đúng cách để tránh giảm hiệu suất chống thấm.

II. Cách Lắp Đặt Băng Cản Nước Đúng Quy Cách

1. Điều Kiện Băng Cản Nước Khi Lắp Đặt

Kích Thước Phù Hợp: Lựa chọn kích thước băng cản nước phù hợp với kích thước của công trình để đảm bảo sự chặt chẽ và đúng chuẩn.

Kiểm Tra Vị Trí Lắp Đặt: Kiểm tra và làm sạch diện tích lắp đặt để tăng độ kết dính vật liệu chống thấm.

2. Cách Lắp Đặt Băng Cản Nước

Hướng dẫn chi tiết biện pháp thi công lắp đặt băng cản nước waterstop

Trải Băng Theo Chiều Dài Mạch Ngừng: Đặt băng cản nước theo vị trí yêu cầu.

Định Vị Băng Cản Nước: Sử dụng lỗ nhỏ trên băng để định vị bằng dây kim loại, giữ chặt để không di chuyển trong quá trình đổ bê tông.

3. Đổ Bê Tông

Đổ Bê Tông Cân Bằng Áp Lực: Đảm bảo áp lực đều từ hai phía để tránh chênh lệch và đảm bảo băng cản nước không bị lệch về một phía.

Kiểm Tra và Vệ Sinh Trước Khi Đổ Lần Hai: Kiểm tra lớp bê tông đầu tiên đã đóng rắn và làm sạch bề mặt trước khi đổ lớp tiếp theo.

III. Các Loại Băng Cản Nước PVC Phổ Biến

Băng cản nước loại chữ O: Dùng cho mạch ngừng bê tông.

Băng cản nước loại chữ V: Dùng cho khe giãn nở bê tông.

Băng cản nước kiểu E: Lắp bên ngoài để ngăn nước từ bên ngoài.

Băng cản nước KN92: Sử dụng cho cả mạch ngừng và khe lún bê tông.

IV. Một Số Vấn Đề Cần Lưu Ý Khi Lắp Đặt

Đảm Bảo Áp Sát và Chìm Sâu: Hai mặt của băng cản nước phải chặt sát và chìm sâu vào bê tông.

Sử Dụng Cốt Pha: Sử dụng cốt pha giúp lắp đặt băng cản dễ dàng hơn.

Kiểm Tra Mối Nối và Uốn Cong: Đảm bảo các mối nối và chỗ uốn cong đạt tiêu chuẩn.

Lựa Chọn Băng Cản Nước Chất Lượng: Chọn mua từ nhà máy uy tín để đảm bảo chất lượng và kích thước phù hợp.

Lắp đặt băng cản nước đòi hỏi sự chú ý và kỹ thuật. Để đảm bảo công trình không bao giờ gặp vấn đề về thấm nước, liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và đầy đủ.** 

Cá kèo chiên xốt chanh dây

 Cá Kèo Chiên Xốt Chanh Dây

Cá kèo nhỏ nhỏ mà có vị hấp dẫn rất đặc trưng nếu biết chế biến, kết hợp các nguyên liệu nha! Cùng xem hướng dẫn cách làm món cá kèo chiên xốt chanh dây nhé!



nguyên liệu NGUYÊN LIỆU

M: muỗng canh - m: muỗng cafe

  • Cá kèo 300g
  • Rau răm 1 ít
  • Ớt sừng 1 quả
  • Nước cốt chanh dây 1m
  • ĂN KÈM: Xà lách, dưa leo, rau thơm, đồ chua
  • Gia vị: Dầu ăn Janbee
  • Xốt Mayonnaise 
  • Gia vị nêm sẵn  Bột tẩm khô chiên giòn


nguyên liệu SƠ CHẾ

– Cá kèo rửa sạch nhớt, để ráo. Ngâm xiên tre trong dầu. Xiên thẳng cá từ trên xuống.

– Rau răm, ớt sừng băm nhuyễn, trộn với  Bột tẩm khô chiên giòn.

nguyên liệu THỰC HIỆN

– Tẩm xiên cá qua hỗn hợp Gia vị nêm sẵn Aji-Quick® Bột tẩm khô chiên giòn để 10 phút.

– Đun nóng dầu ăn, cho xiên cá vào chiên chín vàng các mặt. Vớt ra để ráo dầu.

– Pha xốt chanh dây: Hòa 4M Xốt Mayonnaise Aji-mayo® với 1m cốt chanh dây.

nguyên liệu CÁCH DÙNG

– Cho cá ra đĩa, bắt xốt chanh dây lên trên. Dùng kèm với đồ chua rau thơm.            

nguyên liệu MÁCH NHỎ

– Sau khi tẩm xiên cá qua Gia vị nêm sẵn Aji-Quick® Bột tẩm khô chiên giòn để 10 phút giúp cho bột có thời gian nở và bám chặt vào cá.

– Chiên cá với lớp mỏng dầu để cá được giòn hơn.                           

 Ngâm xiên tre trong dầu để sau khi chiên rút cây ra dễ dàng hơn.

Cha đẻ KFC: Tay trắng ở tuổi 65

Tính đến năm 2014, thì KFC có đến gần 19000 cửa hàng trên khắp thế giới, và khách hàng có lẽ đã quá quen thuộc với hình ảnh một ông lão râu tóc bạc phơ và nụ cười tươi tắn in trên vỏ hộp, bảng hiệu của KFC

Nhưng ít ai biết rằng, hình ảnh ông già đó, cũng là hình ảnh của người sáng lập ra thương hiệu KFC và là cha đẻ của món gà rán với câu slogan nổi tiếng đến bây giờ "Vị ngon trên từng ngón tay". KFC đã được tạo nên bởi một con người phi thường và câu chuyện cuộc đời của ông cũng ly kì không kém.


Harland Sander sinh năm 1890 và lớn lên ở một nông trại của Mỹ. Năm 6 tuổi, bố mất, mẹ Sander phải nhận khâu vá cho hàng xóm và làm việc ở một nhà máy đồ hộp ở Henryville. Vì thế, cậu bé Sanders đã phải trong 2 em cũng như nhận việc nấu nướng cho cả nhà trong khi mẹ đi làm. Khi Sanders được 7 tuổi, cậu đã có thể thành thạo mọi việc trong nhà kể cả việc nấu nướng. 

Năm Sander 12 tuổi, mẹ cậu tái hôn, và sander phải đến làm ở một trang trại cách nhà 80 đặm. Và trong khoảng thời gian làm việc đó, ông nhận ra rằng, mình thích đi làm hơn đi học. Và ông bỏ học năm lớp 7

Khi tròn 16 tuổi, cậu bé Sander khai gian tuổi để nhập ngũ và được đến Cuba. Tuy nhiên, chỉ 4 tháng sau, cậu được xuất ngũ

Sanders từng bôn ba khắp nơi, làm đủ thứ việc trong suốt thời trai trẻ

Quãng đời tuổi trẻ của Sanders khá lận đận, ông phải chuyển chỗ ở thường xuyên và cũng vì thế mà đổi nghề liên tục. 

Đến năm 1930, sau khi bôn ba khắp nơi, ở tuổi 40 Sanders đến Corbin, Kentucky và mở một cửa hàng dịch vụ trong trạm xăng Shell. Để kiếm thêm ít tiền, ông nấu cả đồ ăn và bán cho những người lái xe. Món gà của ông dần trở nên nổi tiếng, khi tài xế truyền tai nhau, và cuối cùng, ông quyết định mở một nhà hàng 142 ở quán trọ bên cạnh trăm xăng.

Harland Sanders Restaurant - Nhà hàng gà rán đầu tiên của Sanders

Trong 9 năm tiếp theo, ông miệt mài nghiên cứu một loại chảo áp suất để nấu nhanh hơn, giữ cho món gà rán vỏ giòn hơn nhưng thịt vẫn mềm. Và ông cũng nghĩ ra một công thức gia vị bí mật, tao nên hương vị đặc trưng cho món ăn (đây chính là món "gà rán truyền thống" trong KFC ngày nay)

Sanders nấu nướng trong căn bếp của mình

Năm 1950, thống đốc bang Kentucky trao tặng ông huân chương đại tá danh dự vì những đóng góp cho nền ẩm thực địa phương. Ngoài việc kinh doanh nhà hàng của mình, năm 1952, ông còn ký thỏa thuận với Pete Harman, một chủ nhà hàng khác, cho phép ông này bán món “Gà rán Kentucky” - "Kentucky Fried Chicken" với phí bản quyền 4 cent cho mỗi miếng gà bán được. Sau khi món gà trở thành món bán chạy nhất trong thực đơn, Sanders ký thêm vài thỏa thuận với các nhà hàng trong khu vực.

Vị đại tá nghĩ rằng sự nghiệp của ông ổn định từ đây, nhưng rồi 2 biến cố lớn liên tiếp xảy ra. Đầu tiên, phần đường giao nhau ngay trước cửa hàng bị dời sang chỗ khác khiến lượng khách hàng giảm mạnh. Tiếp đó, chính quyền thông báo sẽ xây một con đường cao tốc qua ngay khu vực này. Không còn cách nào khác, ông buộc lòng phải bán nhà hàng dù chịu lỗ. Khoản tiền ít ỏi chỉ đủ để ông trả nợ thế chấp ngân hàng. Năm 1956, ông sống nhờ vào khoản tiền trợ cấp xã hội ít ỏi 105 USD mỗi tháng. Ở tuổi 65, sau 25 năm gây dựng sự nghiệp, Harland Sanders chính thức mất trắng.

Tượng đại tá Harland Sanders tại Corbin, Kentucky

Tuổi đã cao, cú sốc lớn tưởng sẽ làm ông từ bỏ. Thế nhưng ông vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp kinh doanh. Hàm đại tá có thể chỉ là danh xưng nhưng ý chí sắt thép của Sanders là thật.

Không còn đủ sức lực cũng như tài chính để mở nhà hàng, ông quyết định phát triển theo hướng nhượng quyền, “dự án bên lề” ông từng làm 4 năm trước.

Và thế là, chỉ với một cái chảo áp suất, một công thức bí truyền, ông đi đến từng nhà hàng, quán ăn trong khu vực, đề nghị nấu thử cho chủ quán. Nếu họ thích món gà của ông, Sanders dự định sẽ cung cấp hỗn hợp gia vị và lấy phí 5 cent cho mỗi suất gà nhà hàng bán được. Có nhiều tài liệu ghi lại rằng, ông phải nghe đến 1009 lời từ chối trước khi nhận được một cái gật đầu.

Công thức do Sanders nghĩ ra chính là vị "gà truyền thống" trong các cửa hàng KFC ngày nay

Dần dần, khi người ta biết tiếng, các chủ nhà hàng đến tận nơi hoặc gửi đơn xin nhượng quyền thương hiệu, Sanders không còn phải đi nữa. Đến năm 1963, có hơn 600 nhà hàng tại Mỹ và Canada bán món gà rán Kentucky.

Biết đến thành công của ông, tháng 10 năm đó, luật sư John Y. Brown, Jr. và nhà đầu tư Jack C. Massey đến gặp Sanders, ngỏ ý muốn mua lại thương hiệu gà rán Kentucky với giá 2 triệu USD (15,1 USD theo giá trị năm 2015). Luật sư Brown kinh ngạc khi biết chỉ có mình Sanders quản lý cả một hệ thống đồ sộ này.

Ban đầu, vị đại tá không đồng ý, vì ông không muốn thấy đứa con tinh thần của mình rơi vào tay những người “kinh doanh chuyên nghiệp”, sợ rằng họ sẽ chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn ông mất bao công sức mới nghĩ ra.

Sanders trong quảng cáo những ngày đầu của KFC

Tuy nhiên, ở tuổi thất thập, ông nhận ra mình không còn đủ sức để giữ một công việc kinh doanh đang phát triển chóng mặt như thế này. Cuối cùng Sanders cũng đồng ý ký hợp đồng vào tháng 1/1965, nhưng ông từ chối 10.000 cổ phiếu trong công ty mới. Ông chỉ nhận làm cố vấn và đại sứ thương hiệu với mức lương 40 nghìn USD (sau tăng lên 75.000 USD) một năm.

Đại tá Sanders chỉ làm đại sứ thương hiệu của KFC, mà không nhận cổ phần của công ty

Ông mất tháng 12/1980, thọ 90 tuổi. Brown gọi đại tá Sanders là "một huyền thoại" và "tinh thần giấc mơ Mỹ".

(Đến năm 1991, thương hiệu Gà rán Kentucky - Kentucky Fried Chicken đổi tên thành KFC – cái tên quen thuộc với hàng triệu người trên thế giới)

Việt Nam có 10 loại rau rừng mọc dại giá "đắt cắt cổ", có tiền chưa chắc đã mua được

 1. Rau thối: Rau thối còn được gọi là pắc nam (theo tiếng Thái) mọc dại ở những cánh rừng vùng Tây Bắc. Loại rau này có mùi hương rất khó chịu nhưng nếu ai ăn quen thì sẽ bị "nghiện".


2. Rau dớn: Rau dớn trông khá giống với dương xỉ. Chúng mọc nhiều ở các vùng núi rừng, ven bờ sông, suối. Rau dớn có thể làm nhiều món dân dã như rau dớn xào tỏi, rau dớn luộc...


3. Rau càng cua: Ngày xưa rau càng cua chỉ là loài cỏ dại thông thường, không có giá trị và thường nhổ vứt đi. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều người bắt đầu biết đến công dụng tuyệt vời của rau càng cua và thường xuyên sử dụng loại rau này trong các bữa ăn.


4. Rau tiến vua: hay còn gọi là rau cần biển, rau câu, rau cần khô hay rau công sôi là loại rau thường chỉ mọc ở vùng ven biển miền Trung.


5. Rau bò khai: là loại rau xuất hiện nhiều ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, điển hình như Lạng Sơn. Khi ăn, chúng có mùi hơi "khai" đúng như tên gọi. Vì vậy trước khi chế biến, người ta thường sẽ phải vò qua lá rau cho bớt mùi.


6. Rau sắng: Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao và cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.


7. Rau lủi: Rau lủi là một trong những loại rau rừng mọc tự nhiên hoặc được trồng ở miền núi cao ở Gia Lai - Tây Nguyên. Đặc biệt là giờ đây, loại rau này đã trở thành món khoái khẩu được nhiều người tìm mua.


8. Rau đắng biển: Loại rau này mọc trong các kênh mương, suối, cửa sông, đầm lầy hoặc những bãi biển đầy cát. Giá của loại rau này có lúc lên tới 95.000 đồng/kg.


9. Rau mầm đá: Rau mầm đá chỉ phát triển ở những vùng có khí hậu lạnh, trên các vùng núi cao phía Bắc, đặc biệt là ở Sa Pa (Lào Cai). 


10. Lá lồm: Lá lồm hay còn gọi là lá nồm, lá giang là đặc sản của người Mường ở Hòa Bình, chế biến được nhiều món ăn ngon, trong đó có thịt trâu nấu lá lồm. Giá của loại lá này là 100 nghìn đồng/kg.


5 loại rau cần bỏ ăn hoặc hạn chế vì độc chết người, ăn lượng nhỏ cũng ung thư

 

Rau là thực phẩm lành mạnh và an toàn nhưng có một số loại rau rất độc, có thể gây ung thư và thậm chí tử vong.

    Với mức sống ngày càng được nâng cao thì sức khỏe đã trở thành mục tiêu theo đuổi của nhiều người. Rau là thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày và cũng thường nhận được lời khuyên nên ăn ăn nhiều rau hơn để tốt cho sức khỏe.

    Vì vậy trong mắt hầu hết mọi người, rau là thực phẩm lành mạnh và không thể gây hại. Tuy nhiên thực tế có những loại rau không hề tốt cho sức khỏe, chúng có chứa chất độc và có thể gây ung thư. Vì vậy, khi mua rau cần lưu ý tránh những loại rau như vậy, không nên mua về nhà ăn vì quá nguy hại cho sức khỏe.

    1. Khoai tây mọc mầm

    Khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao hơn trong các loại rau, có nhiều cách chế biến khoai tây, trong đó khoai tây chiên được nhiều người ưa chuộng hơn cả. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của khoai tây tương đối ngắn, chúng có thể mọc mầm sau khi bảo quản ở nhà vài ngày.

    Nhiều người vì tiếc nên nghĩ rằng chỉ cần cắt bỏ phần mọc mầm vẫn có thể tiếp tục ăn nhưng điều này rất nguy hiểm. Chất độc có trong khoai tây mọc mầm là solanin. Solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể.

    Qua nghiên cứu, chất solanin phân bố trong củ khoai tây mọc mầm như sau: Trong mầm khoai và chân mầm: 420-730 mg trong 100g; Trong vỏ khoai: 30-50mg trong 100 g; Trong ruột khoai: 4-7 mg trong 100g. Như vậy, lượng chất độc chủ yếu chứa trong mầm khoai, còn trong ruột củ khoai chỉ có ít, chưa bằng 1% ở mầm.

    Ăn khoai tây mọc mầm nhiều sẽ dễ bị ngộ độc, gây hại cho gan, làm tăng gánh nặng cho gan và từ đó dễ dẫn tới các bệnh về gan, thậm chí ung thư gan.

    2. Dưa cà muối xổi

    Dưa cà muối hay những món ăn lên men như kim chi đều có thể gây ung thư nếu bạn không biết cách làm và ăn sao cho đúng.

    Có nhiều người thích ăn những món ăn này khi nó chưa được lên men kĩ, không chua quá, vẫn còn vị hăng hăng, cay. Thực tế chính cách ăn này là nguyên nhân dẫn tới ung thư cho bạn. Bởi vì trong dưa cà muối xổi hàm lượng nitrat chuyển thành nitrit sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm thường ăn như thịt, tôm cá, nhất là mắm tôm và chuyển thành nitrosamin – một chất có khả năng gây ung thư dạ dày.

    Hơn nữa, trong các đồ ăn lên men này chứa rất nhiều vi khuẩn nếu không bảo quản kĩ và để lên men chua quá lâu. Vì sức khỏe của bạn và gia đình, nên hạn chế món ăn này.

    3. Rau mốc

    Rau dù bồ dưỡng thế nào nhưng khi chúng không còn tươi ngon và đã bị hư hỏng thì sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi sinh vật, vi khuẩn phát triển. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị của rau mà còn sinh ra độc tố gây hại cho người dùng.

    Cà chua, khoai lang, củ cải và các loại rau khác rất dễ bị mốc nếu bảo quản không đúng cách.

    Một số loại rau củ bị mốc có thể sinh ra chất gây ung thư là aflatoxin, WHO đã cảnh báo, chất này độc hơn asen 68 lần và là chất gây ung thư đầu bảng. Chỉ cần ăn 1 mg cũng có nguy cơ bị ung thư. Thường xuyên ăn một lượng nhỏ sẽ làm suy giảm khả năng giải độc của gan và cũng có thể gây ung thư gan.

    Chất aflatoxin không thể tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Do đó, khi thấy rau hoặc bất cứ loại thực phẩm nào bị hư hỏng, nấm mốc bạn nên vứt đi ngay.

    4. Măng tươi

    Trong măng tươi chứa rất nhiều cyanid, đây là loại độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con người. Cyanide là gốc axit, mà hợp chất của nó bao gồm các muối và acid, có đặc tính rất độc, liều nặng có thể gây tử vong qua đường tiêu hóa.

    Khi  ăn phải măng có chứa nhiều cyanid vào cơ thể, dưới tác dụng của những dịch vị enzyme đường tiêu hóa lập tức biến thành acid cyan andrid (HCN) - 1 chất cực độc với cơ thể. Cụ thể 1 người 50kg chỉ cần ăn phải 50mg là có thể tử vong.

    6. Gừng thối

    Gừng bị thối có chứa safrol, loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản. Nhiều người có thói quen tiếp tục ăn gừng thối sau khi loại bỏ phần bị hỏng. Điều này là sai lầm. Dù bạn chỉ nhìn thấy một phần gừng bị thối nhưng các chất độc hại như safrol đã lan sang các khu vực khác.

    Mặc dù đây là chất gây ung thư loại 2 nhưng nó cũng chỉ xuất hiện với lượng nhỏ trong gừng thối. Chỉ cần không ăn quá thường xuyên, nó cũng sẽ không gây ung thư gan.

    Những quan niệm sai lầm về tinh bột

     Chúng ta không nên nhịn ăn tinh bột hoàn toàn, nhưng cần sử dụng đúng cách, phù hợp với các thời điểm trong ngày.

    Tinh bột là nguồn năng lượng quan trọng của cơ thể trong tất cả hoạt động hàng ngày. Song nhiều người còn có nhiều quan niệm sai lầm trong cách sử dụng. Việc nắm rõ thời điểm tối ưu để nạp nguồn dinh dưỡng này sẽ giúp bạn vừa khỏe vừa có vóc dáng đẹp.

    Bữa sáng

    Bữa sáng không phải thời điểm tốt để sử dụng các thực phẩm chứa nhiều tinh bột.

    Huấn luyện viên Vũ Hải Đăng (Hà Nội) giải thích: "Sau khi thức dậy, hormone cortisol (được sinh ra khi căng thẳng) tăng cao. Độ nhạy của insulin (hormone giúp cơ thể chuyển hóa đường trong tinh bột) ở thời điểm này rất kém. Do đó, khi nạp tinh bột vào bữa sáng, lượng đường trong máu bị đẩy lên cao trong thời gian ngắn, từ đó cản trở quá trình giảm mỡ".

    thoi diem an tinh bot anh 1

    Ăn sáng bằng tinh bột có thể gây uể oải và tăng nguy cơ tích mỡ. Ảnh: Eat drink KL.

    Chúng ta nên sử dụng các thực phẩm giàu đạm hoặc chất béo thay cho tinh bột vào bữa sáng. Nếu thấy đói, bạn có thể nạp một lượng nhỏ tinh bột để thêm năng lượng.

    "Tuy nhiên, bạn nên sử dụng các thực phẩm chứa tinh bột hấp thụ chậm như khoai lang, gạo lứt, yến mạch nguyên hạt..., để duy trì đường huyết ở mức ổn định", huấn luyện viên này khuyên.

    Bữa trưa

    Theo huấn luyện viên Hải Đăng, do cơ thể cần năng lượng để làm việc vào buổi chiều, chúng ta không cần thiết sử dụng các loại tinh bột hấp thụ chậm.

    Tuy nhiên, tinh bột hấp thụ nhanh (cơm trắng, bánh mỳ trắng, các loại quả mọng nhiều đường...) cũng không phải giải pháp tốt. Chúng sẽ đẩy lượng đường trong máu lên cao, ảnh hưởng đến quá trình giảm mỡ.

    Do đó, huấn luyện viên này gợi ý mọi người nạp các thực phẩm chứa tinh bột hấp thụ ở tốc độ trung bình như khoai tây, bún, miến khô... Việc này vừa giúp đảm năng lượng vừa hạn chế tăng mỡ.

    Bữa tối

    Nhiều người cho rằng ăn tinh bột buổi tối có thể gây dư thừa năng lượng, dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm và thiếu cơ sở khoa học.

    "Một gram tinh bột mang lại cho cơ thể 4 calo. Điều này sẽ không bị thay đổi bởi yếu tố thời gian. Trong khi đó, việc tăng cân đến từ sự dư thừa năng lượng trong thời gian dài", huấn luyện viên Hải Đăng khẳng định.

    Để tối ưu hiệu quả giảm mỡ, chúng ta nên ăn các thực phẩm chứa tinh bột hấp thụ chậm vào bữa tối. "Các thực phẩm này giúp cơ quan nội tạng có năng lượng hoạt động trong đêm, hạn chế tích mỡ và dễ ngủ hơn", Hải Đăng nhận định.

    Trước và sau buổi tập

    Để tối ưu quá trình giảm mỡ, tinh bột hấp thụ chậm luôn được khuyên dùng. Tuy nhiên, trước buổi tập khoảng 30-60 phút, việc nạp tinh bột hấp thụ nhanh cần thiết hơn để giúp cơ thể có năng lượng trong suốt thời gian vận động.

    Trong khi đó, độ nhạy của hormone insulin trong cơ thể rất cao sau khi kết thúc buổi tập. Đây cũng là thời điểm các bó cơ thiếu hụt năng lượng từ đường vì phải co giãn liên tục. Việc nạp thực phẩm chứa tinh bột hấp thụ nhanh như cơm trắng, chuối..., sau buổi tập sẽ giúp cơ bắp hồi phục tốt hơn.

    Bánh rán lúc lắc quá quen thuộc rồi nhưng thêm nguyên liệu này thì không chỉ đẹp mà còn ngon hơn rất nhiều

     

    Thay vì những chiếc bánh thông thường thì giờ đây món bánh rán lúc lắc của bạn sẽ có màu xanh lạ mắt và hương vị đẳng cấp hơn hẳn!

    + Nguyên liệu:

    - 400g bột nếp

    - 100g bột tẻ

    - 20g bột trà xanh

    - Đậu xanh: 200g

    - Dừa nạo: 100g

    - Muối: 1/2 thìa cà phê

    - Đường trắng: 100g

    - Vani: 1 ống

    - Khoai lang: 200g

    - Vừng trắng: 100g

    + Cách thực hiện:

    - Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi đem hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn.

    Bánh rán lúc lắc quá quen thuộc rồi nhưng thêm nguyên liệu này thì không chỉ đẹp mà còn ngon hơn rất nhiều - Ảnh 1.

    - Đậu xanh ngâm cho nở tầm 2 tiếng đồng hồ rồi cho vào nồi, đổ xâm xấp mặt nước đun cho đậu nhừ. Khi nước cạn thì cho đậu vào chảo, thêm đường, dừa nạo, dầu ăn, đảo đến khi thấy đậu không dính chảo thì tắt bếp. Để đậu nguội rồi viên thành từng viên nhỏ bằng nhau làm nhân bánh.

    Bánh rán lúc lắc quá quen thuộc rồi nhưng thêm nguyên liệu này thì không chỉ đẹp mà còn ngon hơn rất nhiều - Ảnh 2.

    - Đổ bột nếp, bột gạo trộn với nhau. Cho phần khoai lang đã nghiền nhuyễn vào cùng bột rồi cũng trộn đều cho bột tơi. Pha đường với nước ấm cùng bột trà xanh cho tan cùng 1 chút muối rồi đổ từ từ vào trộn bột cho thành khối dẻo mịn, không dính tay. Ủ bột tầm 2 đến 3 tiếng.

    Bánh rán lúc lắc quá quen thuộc rồi nhưng thêm nguyên liệu này thì không chỉ đẹp mà còn ngon hơn rất nhiều - Ảnh 3.

    - Khi bột đã ủ xong, đem chia bột thành các phần bằng nhau, to gấp dôi phần nhân. Ấn dẹt phần bột, cho phần nhân vào giữa.

    Bánh rán lúc lắc quá quen thuộc rồi nhưng thêm nguyên liệu này thì không chỉ đẹp mà còn ngon hơn rất nhiều - Ảnh 4.

    - Viên tròn viên bột lại sao cho thật khít, cuối cùng là lăn viên bột qua vừng.

    Bánh rán lúc lắc quá quen thuộc rồi nhưng thêm nguyên liệu này thì không chỉ đẹp mà còn ngon hơn rất nhiều - Ảnh 5.

    - Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chảo cho nóng già rồi hạ lửa thật nhỏ. Cho từng viên bánh đã nặn vào chảo. Chú ý lượng dầu ăn phải ngập bánh và cho số lượng viên bánh vừa phải, phù hợp với lòng chảo để khi bánh nở sẽ không bị khít nhau sẽ bị không chín đều. Đồng thời lửa phải đúng độ, không bánh sẽ nhanh cháy vỏ ngoài, không kịp nở và chín bên trong.

    Bánh rán lúc lắc quá quen thuộc rồi nhưng thêm nguyên liệu này thì không chỉ đẹp mà còn ngon hơn rất nhiều - Ảnh 6.

    Chiên bánh đến khi vàng đều các mặt, ấn bánh thấy cứng giòn là được. Cho bánh ra rổ có lót giấy thấm dầu, để nguội bớt khi ăn bánh sẽ rất giòn và thơm ngon.

    Bánh rán lúc lắc quá quen thuộc rồi nhưng thêm nguyên liệu này thì không chỉ đẹp mà còn ngon hơn rất nhiều - Ảnh 7.

    Thành phẩm

    Nhìn những chiếc bánh rán vàng ruộm , khi thưởng thức  có vị ngọt thanh, thơm mát của khoai lang, giòn nhưng không cứng quyện với nhân đậu xanh dừa nạo ăn mãi không chán. 

    Bánh rán lúc lắc quá quen thuộc rồi nhưng thêm nguyên liệu này thì không chỉ đẹp mà còn ngon hơn rất nhiều - Ảnh 8.

    Cách làm cũng không quá cầu kỳ, chỉ cần các bạn có chút thời gian là đã đem lại một món ăn thú vị cho cả gia đình mà ai cũng thích. Chúc các bạn thành công!

    Bánh rán lúc lắc quá quen thuộc rồi nhưng thêm nguyên liệu này thì không chỉ đẹp mà còn ngon hơn rất nhiều - Ảnh 9.